Chuyên mục
Tìm việc làm

Hành Vi Cần Tránh Khi Phỏng Vấn Xin Việc

Hầu hết các ứng viên tìm việc làm đều tập trung thể hiện bản thân để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.

Tuy nhiên, ứng viên tìm việc làm cũng cần phải xem xét những gì không nên làm trong một cuộc phỏng vấn. Các thể hiện quá cũng có thể ảnh hưởng đến cái nhìn của nhà tuyển dụng đến bạn mặc dù bạn có hồ sơ và kỹ năng phù hợp.

Hãy nhớ rằng, các nhà tuyển dụng bắt đầu đánh giá bạn là một nhân viên tiềm năng từ thời điểm bạn bước vào cửa.

Hãy chuyên nghiệp từ đầu đến cuối. Đến sớm, ăn mặc chuyên nghiệp và tạo thiện cảm cho người phỏng vấn về bạn.

Thái độ tự cao hoặc quá tự tin

Trong những buổi phỏng vấn tìm việc làm, trình bày và thể hiện bản thân một cách tự tin là tốt nhưng bạn không nên xem bản thân là am hiểu và tài giỏi hơn tất cả mọi người.

Bạn không nên phóng đại khả năng của bạn đến nhà tuyển dụng.

Bạn có thể trả lời một các từ tốn để cho nhà tuyển dụng biết được những kỹ năng đỉnh cao của bạn. Luôn bình tĩnh không nên để có cảm xúc lấn át suy nghỉ của mình.

Từ đó, bạn sẽ ghi điểm và làm nhà tuyển dụng hào hứng muốn được tuyển bạn vào làm việc ngay.

Sự thù địch

Ngay cả khi trước đây bạn đã làm việc với một người Sếp lúc nào cũng la mắng nhân viên thì bạn cũng không nên nói xấu về anh ta hoặc các đồng nghiệp khác trong cuộc phỏng vấn tìm việc làm của mình.

Đừng phàn nàn về điều kiện làm việc trong quá khứ hoặc mức lương thấp, và đừng bao giờ nói xấu về công ty trước đây của bạn.

Nếu bạn có kinh nghiệm làm việc và bạn được hỏi tại sao bạn rời công việc cũ tốt như vậy thì bạn chỉ cần giải thích rằng bạn đã quyết định khám phá các cơ hội và muốn tìm việc làm mới.

Có nhiều khả năng là người phỏng vấn đã tìm hiểu trước. Họ biết được công ty cũ có nhiều vấn đề về chế độ và quyền lợi. Họ chỉ muốn xem cách bạn nhận xét có mang tính thù địch sân hận hay không.

Nếu trả lời một cách khôn khéo về công ty cũ. Bạn sẽ được tôn trọng vì là người biết cách ăn nói cũng như cư xử về người chủ cũ.

Không sử dụng điện thoại và các thiết bị điện tử

Tắt điện thoại di động của bạn, thậm chí các đồ công nghệ khác như Apple watch là cần thiết khi bước vào phòng đợi phỏng vấn.

Không bao giờ kiểm tra e-mail hoặc tin nhắn văn bản của bạn trong một cuộc phỏng vấn.

Quy tắc này áp dụng cho tất cả các thiết bị điện tử, bao gồm máy tính xách tay và máy tính bảng.

Nếu bạn quên tắt điện thoại và đổ chuông trong cuộc phỏng vấn, hãy xin lỗi và im lặng hoặc để nó đi tới thư thoại. Bạn không nên bắt máy khi cuộc phỏng vấn đang diễn ra.

Ngôn ngữ không lịch sự

Bạn tránh sử dụng các từ tuổi teen, theo phong trào như “độ ta không độ nàng”  hoặc những từ ngữ kém lịch sự trong một cuộc phỏng vấn.

Cố gắng tránh những từ ngữ như ừm, ờ quá nhiều.

Cách trình bày của bạn bằng lời nói sẽ nói lên rất nhiều về khả năng của bạn với người tuyển dụng.

Chủ đề thảo luận không bình thường

Bạn không nên bắt đầu hoặc nói về các chủ đề thảo luận không phù hợp. Nếu người phỏng vấn hỏi bạn làm gì vào thời gian rãnh, không cần phải nói với họ là bạn hay tới quán bar hoặc hẹn họ lúc nào rãnh đi cùng, ngay cả khi đó là sự thật.

Bạn cũng nên tránh các chủ đề có tính chất quá cá nhân. Không có lý do để nói về các chuyện cá nhân của bạn quá nhiều đến nhà tuyển dụng.

Chuyên mục
Nhà quản lý

Các nhà quản lý phát triển kỹ năng lãnh đạo thế nào?

Các nhà quản lý giàu kinh nghiệm là những người có khả năng phát triển kỹ năng cho những nhân viên có năng lực cũng như tự học để năng cấp khả năng và kinh nghiệm làm việc.

Không phải ai cũng may mắn có được những tố chất và kỹ năng bẩm sinh của một nhà lãnh đạo tài giỏi, nhưng đa phần những nhà quản lý đều mong muốn sử dụng các cơ hội nghề nghiệp để trau dồi kỹ năng này. Trong tương lai, những kỹ năng cần thiết sẽ giúp bạn trở nên nổi bật hơn khi ứng tuyển vào các vị trí lãnh đạo có tiềm năng.

Văn hoá lãnh đạo

Nếu bạn là người quản lý hãy xây dựng một môi trường làm việc năng động; khuyến khích nhân viên đề xuất các ý tưởng trong công việc, yêu cầu các nhiệm vụ đòi hỏi cao, yêu cầu đào tạo và làm việc với một người cố vấn ít nhất một giờ một tuần.

Tự đánh giá năng lực của mình

Nhân viên giỏi là người nghiêm túc tự đánh giá năng lực của mình. Đó là một người có trí tuệ và khiêm nhường.

Khi bạn đảm nhiệm vai trò lãnh đạo, đặc biêt là quản trị nhóm đòi hỏi phải giao việc và đưa ra deadline cụ thể. Trong quá trình thực hiện dự án, lãnh đạo nhóm lập kế hoạch, đo lường hiệu quả và sai sót. Sau khi dự án hoàn thành. Chủ doanh nghiệp khuyến khích các nhà lãnh đạo nhóm suy nghĩ về những gì nên và không nên làm cho dự án tiếp theo.

Mô hình lãnh đạo tham gia

Các nhà lãnh đạo nên học thêm về cách quản trị nhân viên cấp dưới.

Các nhà quản lý phải theo sát những việc làm chi tiết của các thành viên trong đôi nhóm.

Sự tham gia có nghĩa là người quản lý chia sẻ nhiệm vụ với nhân viên và hỗ trợ khi thích hợp.

Sự thay đổi này đòi hỏi sự tin tưởng vào nhân viên và khả năng đánh giá sự sẵn sàng của nhân viên đối với các nhiệm vụ.

Người quản lý cũng có thể chỉ định một nhân viên làm người kết nối các mối quan hệ giữa các thành viên trong nhóm để mọi người hỗ trợ lẫn nhau, đưa ra lời khuyên và hỗ trợ khi cần thiết.

Những thách thức gia tăng

Sếp để đưa ra những mong muốn và yêu cầu để bạn thực hiện. Nếu không có kinh nghiệm và plan cụ thể bạn có thể đối mặt với trạng thái stress với công việc.

Tốt nhất hãy cố gắng học hỏi và đưa ra những kế hoạch từng bước một cụ thể nhất. Nếu được bạn có thể tham gia thêm những khóa học hoặc tìm những người hổ trợ đắc lực giúp bạn hoàn thành dự án khó.

Chuyên mục
Tìm việc làm

Những Kỹ Năng Cần Thiết Khi Đi Phỏng Vấn Tìm Việc Làm

Phỏng vấn tìm việc làm luôn là những buổi phỏng vấn tiêu chuẩn với những câu hỏi cụ thể và không thay đổi nhiều đối với các ngành nghề, việc làm khác nhau.

Người phỏng vấn muốn xác định xem bạn có phải là  ứng cử viên tốt cho công việc và đem lại nhiều lợi ích cho việc kinh doanh của công ty hay không.

Điều này đúng trong mọi lĩnh vực. Thật không may nếu bạn có thể có đủ năng lực làm việc, nhưng không chứng minh được khả năng với nhà tuyển dụng.

Tuy nhiên, trả lời phỏng vấn là một kỹ năng có thể cải thiện được theo thời gian.

Sự tự tin

Có thể sẽ rất khó khăn nếu bạn đột ngột từ người nhút nhát trở thành người tự tin,  đặc biệt khi gặp một bà cô khó tính trong cuộc phỏng vấn tìm việc làm.

Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn cần phải tỉnh thức và vui vẻ để tạo ấn tượng tốt trong suốt cuộc phỏng vấn. Cơ hội của bạn được tuyển sẽ cao hơn nếu bạn làm chủ được cảm xúc trong cuộc phỏng vấn.

Bạn hãy tìm kiếm những điểm mạnh của bản thân để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng tiềm năng. Nếu bạn đặt mình vào vị trí của họ, bạn sẽ nhận ra rằng họ muốn thuê bạn hay không. Họ muốn tìm đúng người cho công việc hơn là phí thời gian với những ứng viên không có tiềm năng.

Họ không muốn tra hỏi bạn; họ chỉ muốn xác nhận xem bạn sẽ là một ứng cử viên tìm việc làm tốt nhất hay không?. Vì vậy, hãy thư giãn và chứng minh cho họ thấy bạn là ứng viên tốt nhất.

Trung thực

Một cuộc phỏng vấn không phải là về tất cả các câu hỏi đúng. Nhà tuyển dụng chỉ muốn hiểu rõ bạn là ai và bạn có thể làm gì cho công ty.

Nếu bạn đã thực sự có những kỹ năng gì hãy trung thực trả lời đến nhà tuyển dụng. Nhấn mạnh thế mạnh của bạn, nhưng đừng nói dối về những điểm yếu của bạn. Tốt hơn là hãy thừa nhận khi bạn không cảm thấy hoàn toàn tự tin về một số khía cạnh của công việc. Việc trung thực sẽ không chỉ tạo dựng niềm tin, mà còn cho thấy các nhà tuyển dụng hiểu rõ bạn. Từ đó họ sẽ quyết định đào tạo thêm cho bạn khi làm việc tại công ty.

Điều này hoàn toàn tốt hơn là giả vờ bạn có thể xử lý một cái gì đó mà bạn không thể, và sau đó bạn để lại gây ra nhiều hậu quả cho công ty và chính bạn.

Sự chuẩn bị

Bạn nên nhớ thành thật, cởi mở và thư giản là yếu tố quan trọng nhất trong một cuộc phỏng vấn.

Bạn không cần phải cố tình trả lời xuất sắc tất cả các câu hỏi mà người phỏng vấn đánh đố bạn.

Chuẩn bị có nghĩa là bạn dành thời gian để nghiên cứu về lịch sử cũng như điểm mạnh, điểm yếu của công ty tuyển dụng.

Có một sự hiểu biết về công ty tuyển dụng sẽ cho thấy sự nhiệt tình của bạn và các thuộc tính quan trọng mà nhà tuyển dụng tìm kiếm trong một ứng cử viên.

Quan trọng hơn, nó xây dựng sự tự tin của bạn. Sau khi làm một số nghiên cứu, bạn có thể đi phỏng vấn đảm bảo rằng bạn là người tốt nhất cho công việc.

Nhân cách

Một phần rất lớn của cuộc phỏng vấn yêu cầu các nhà tuyển dụng xem xét bạn thích cái gì và cách bạn tương tác với người khác.

Rất có thể là nhà tuyển dụng sẽ làm việc trực tiếp với bạn ngay khi bạn được tuyển dụng. Trong khi bạn cần liên tục đề cập đến trình độ của bạn cho vị trí, người phỏng vấn không muốn bạn đọc thuộc danh sách các kỹ năng.

Phỏng vấn là thời điểm thích hợp để bạn tìm ra những điểm tương đồng giữa bạn và nhà tuyển dụng.

Điều này cho phép nhà tuyển dụng xem bạn sẽ phù hợp với văn hóa công ty hay không.

Hãy bộc lộ nhân tố đặc biêt của bạn thể hiện qua cuộc phỏng vấn vì không ai muốn thuê một người không có gì đặc biệt.