Chuyên mục
Lưu trữ

Ngành kỹ thuật tàu thủy là gì? Cơ hội việc làm của ngành học này

Ngành kỹ thuật tàu thuỷ là một trong những lựa chọn tiềm năng cho các bạn trẻ. Bởi Việt Nam là đất nước biển đảo, đây chính là lợi thế lớn giúp xây dựng hệ thống cảng để phục vụ cho nền kinh tế xuất nhập khẩu. Vậy ngành kỹ thuật tàu thuỷ là gì và có cơ hội ra sao trong tương lai? Để hiểu chi tiết về ngành này, hãy theo dõi phần thông tin bên dưới nhé!

Ngành kỹ thuật tàu thủy là gì?

Như chúng ta đã biết, tàu thuỷ là một phương tiện di chuyển cực kỳ phổ biến trong cuộc sống và cực quen thuộc với người dân vùng biển. Đây được xem là một công trình kỹ thuật nổi, có thể hoạt động trên mặt nước để phục vụ cho việc chở người hoặc hàng hóa.

Kỹ thuật tàu thuỷ là ngành kết hợp giữa kỹ thuật và khoa học, thiết kế và xây dựng, là một bộ phận của khoa học hàng hải góp phần vào mục tiêu phát triển kinh tế biển. Cùng với kỹ thuật tàu thuỷ thì công nghệ đóng tàu cũng có vai trò quan trọng trong việc giao thương hàng hoá trong khu vực và trở thành ngành học được đào tạo tại nhiều trường đại học kỹ thuật.

Không dừng lại những kiến thức về kỹ thuật, động lực cơ khí, sản xuất tàu thuỷ mà đây còn là cơ hội cho những ai đam mê việc thiết kế tàu và trở thành thuyền trưởng để phát huy năng lực. Đây được đánh giá là ngành học chủ lực, có tiềm năng phát triển cho những chính sách kinh tế của nhà nước.

Những kiến thức có được khi học ngành kỹ thuật tàu thuỷ

Sau khi đã biết được ngành kỹ thuật tàu thuỷ là gì? Những đặc điểm cơ bản của ngành học này. Chắc hẳn điều bạn quan tâm là khi theo học ngành này sẽ được học những kiến thức gì đúng không? Cùng tìm hiểu nhé!

Theo đuổi ngành kỹ thuật tàu thuỷ bạn sẽ được trang bị những kiến thức về vật lý, hoá học, toán học, các nội dung về kỹ thuật chuyên ngành như cơ khí động lực học, thiết kế tàu thuỷ, máy tàu thuỷ. Ngoài ra còn một số kiến thức về những công trình nổi như ụ nổi, giàn khoan… đến phân tích và đánh giá kỹ thuật.

Một số môn học không thể thiếu khác là thiết kế tàu thuỷ, vật liệu mới – kỹ thuật chế tạo tàu thuỷ, kỹ thuật hàn tàu thuỷ. Ngoài ra sẽ được học kèm các chương trình học về quản lý chuyên môn như: Tổ chức quản lý công nghệ đóng tàu và năng lượng mới, kỹ thuật xây dựng công trình ngoài khơi, kỹ thuật tàu cao tốc.

Công việc sau khi học ngành kỹ thuật tàu thuỷ

Trong làn sóng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, các ngành về kỹ thuật vẫn luôn được chú trọng và chưa bao giờ ngừng được quan tâm. Và ngành kỹ thuật tàu thuỷ cũng thế, đây là lý do tại sao nhiều bạn trẻ đang không ngừng lựa chọn ngành học này.

Sau khi ra trường với tấm bằng tốt nghiệp kỹ thuật tàu thuỷ, bạn sẽ có nhiều cơ hội về nghề nghiệp. Cụ thể bạn sẽ là những chuyên gia tàu thuỷ ở các cơ sở xí nghiệp đóng tàu thuỷ, các cơ quan tư vấn, chuyển giao công nghệ tàu thuỷ hoặc các vị trí giám sát, quản lý trong những nhà máy, xí nghiệp sản xuất, thiết kế công trình kỹ thuật nổi.

  • Là kỹ sư thiết kế: Người lên ý tưởng cho quy trình đóng mới và sửa chữa tàu, các bộ phận của tàu thuỷ cũng như các công trình giao thông, các ụ nổi trên mặt biển.
  • Tư vấn về kỹ thuật cho các thiết kế và chịu trách nhiệm thẩm định cho các dự án và các công trình xây dựng, sửa chữa tàu thuỷ.
  • Nếu có ít nhất 2 năm kinh nghiệm trong ngành kỹ thuật tàu thuỷ, bạn sẽ có thể đảm nhiệm các khâu về quản lý kỹ thuật như: Quản lý hệ thống năng lượng tàu thuỷ, quản lý sản xuất, quản lý các xí nghiệp sản xuất trong các ngành công nghiệp cơ khí.

Hy vọng với những thông tin trình này đã giúp bạn biết được ngành kỹ thuật tàu thủy là gì. Ngoài ra, bài viết còn chia sẻ một số đặc điểm về ngành học cũng như cơ hội việc làm sau này. Biết được những điều này chắc hẳn sẽ có ích cho sự định hướng nghề nghiệp trong tương lai của bạn. Từ đó có thể giúp bạn lựa chọn được một công việc thật sự phù hợp với đam mê và sở thích của mình.

Chuyên mục
Lưu trữ

Applicant Tracking System là gì? Cách thức hoạt động

Applicant Tracking System được biết đến là phần mềm để hỗ trợ cho quá trình tuyển dụng nhân sự tại các doanh nghiệp. Vậy cụ thể Applicant Tracking System là gì và hoạt động ra sao? Tại sao doanh nghiệp cần sử dụng đến Applicant Tracking System? Để hiểu chi tiết về thuật ngữ này, các bạn hãy xem bài viết dưới đây!

Applicant Tracking System là gì?

Applicant Tracking System (ATS) được hiểu là Hệ thống quản lý hồ sơ ứng viên, đây là một phần mềm lưu trữ hồ sơ xin việc của các ứng viên. Hiện nay, phần mềm này được ứng dụng rộng rãi tại các doanh nghiệp giúp hỗ trợ cho quá trình tuyển dụng, có thể thay thế cho các phần mềm truyền thống như spreadsheet.

Phần mềm xử lý ATS không chỉ dừng lại ở việc xử lý bảng tính cơ bản như các phần mềm truyền thống, mà nó còn giúp các doanh nghiệp thu thập, sắp xếp và sàng lọc hồ sơ ứng viên, thực hiện các tính năng phức tạp hơn. Từ đó giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, nâng cao quản lý và xử lý nhanh chóng.

Tại sao các doanh nghiệp lớn thường sử dụng Applicant Tracking System?

Phần mềm ATS được tạo ra để hỗ trợ các nhà tuyển dụng nhân sự quản lý hồ sơ ứng viên và giải quyết khối lượng lớn công việc. Ngày nay, nhu cầu tuyển dụng cũng như nộp hồ sơ trực tuyến tăng cao, mỗi vị trí tuyển dụng thu hút hàng trăm cho đến hàng ngàn hồ sơ. Điều này khiến cho việc tiếp nhận, xử lý và sàng lọc hồ sơ cũng trở nên khó khăn nếu chỉ áp dụng quy trình tuyển dụng truyền thống.

Chưa kể đến tại các tập đoàn lớn có cơ cấu tổ chức phức tạp cần tuyển dụng số lượng lớn nhân viên, hoặc có rất nhiều vị trí cùng đăng tuyển một lúc. Nếu không có phần mềm hỗ trợ việc sắp xếp và sàng lọc thì rất khó để xử lý toàn bộ hồ sơ và lựa chọn ứng viên phù hợp nhất.

Như vậy, phần mềm ATS ra đời có thể giúp các nhà tuyển dụng, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn có nhu cầu tuyển dụng nhiều vị trí giải quyết được công việc hiệu quả. Từ đó khắc phục được nhược điểm nhận hồ sơ xin việc trên giấy hoặc hộp thư email quá tải.

Các tính năng cơ bản của phần mềm Applicant Tracking System

Quảnhồ sơ tự động

Phần mềm ATS được tích hợp các tính năng giúp đơn giản hoá quy trình tuyển dụng, thay vì thực hiện thủ công tốn nhiều thời gian lựa chọn hồ sơ thì với phần mềm ATS sẽ xử lý nhanh chóng. Khâu tiếp nhận và lưu trữ hồ sơ được tự động hoá và đồng thời còn quảng bá tuyển dụng.

Tạo nguồn dữ liệu ứng viên chất lượng

Applicant Tracking System có thể tích hợp các trang mạng xã hội và thông tin tuyển dụng giúp thu thập và lưu trữ dữ liệu ứng viên. Trong đó bao gồm mọi thông tin liên quan đến tiến trình việc làm, thông tin trao đổi đều lưu trữ tại nguồn nhằm tránh thất lạc.

Cộng tác tuyển dụng

Applicant Tracking System cho phép các nhà quản lý và chuyên viên liên quan đến quy trình tuyển dụng đều nắm bắt được thông tin và tham gia vào quá trình tuyển dụng, đánh giá ứng viên. ATS có chức năng gửi thông báo đến hội đồng và cả ứng viên, đặc biệt là người dùng cộng tác có thể theo dõi hoạt động tuyển dụng trên cùng một giao diện, tránh tình trạng không nắm bắt được thông tin.

Báo cáo tự động

Phần mềm có tính năng tự động đo lường và chuyển đổi các bước thực hiện, tính toán chi phí tuyển dụng cho ứng viên. Dựa vào báo cáo này, nhà tuyển dụng có thể đưa ra phương án quản lý ngân sách tuyển dụng, đề ra kế hoạch hoặc điều chỉnh chính sách tuyển dụng phù hợp.

Phần mềm Applicant Tracking System hoạt động ra sao?

Applicant Tracking System hoạt động theo một quy trình bài bản và cho ra kết quả xếp hạng hồ sơ ứng viên. Cụ thể, phần mềm ATS hoạt động theo quy trình như sau:

Sử dụng câu hỏi loại trực tiếp

Khi ứng viên nộp hồ sơ qua cổng thông tin của doanh nghiệp sẽ được yêu cầu trả lời một số câu hỏi bắt buộc. Đây là những câu hỏi loại trừ giúp sàng lọc hồ sơ ở bước đầu. Nếu ứng viên trả lời không đạt yêu cầu thì hồ sơ đã được phần mềm ATS gắn cờ hoặc tự động từ chối, còn nếu câu trả lời đạt yêu cầu thì hồ sơ sẽ được chuyển sang bước tiếp theo.

Sàng lọc hồ sơ qua từ khóa liên quan

Việc lọc hồ sơ qua phần mềm quản lý hồ sơ ứng viên dựa trên từ khoá có liên quan đến các kỹ năng hoặc chức danh của vị trí tuyển dụng. Ngoài ra, ATS cũng lưu trữ thông tin ứng viên theo các từ khoá và những ứng viên nào có từ khoá đó trong hồ sơ sẽ được lọc ra để nhà tuyển dụng xem xét.

ATS hoạt động dựa trên những thuật toán và từ khoá, nó không thể đánh giá được khả năng hay tiềm năng của ứng viên. Nếu trong sơ yếu lý lịch của ứng viên không có thuật ngữ chính xác liên quan đến từ khóa sẽ bị loại bỏ. Do đó, các ứng viên nên biết cách tối ưu nội dung trong sơ yếu lý lịch của mình.

Xếp hạng hồ sơ của ứng viên phù hợp

Một số phần mềm ATS có chức năng so sánh hồ sơ của ứng viên với bảng mô tả công việc và xếp hạng hồ sơ phù hợp. Nhờ đó nhà tuyển dụng sẽ dễ dàng xem xét các ứng viên xếp hạng cao nhất mà không cần mất nhiều thời gian xem qua từng hồ sơ.

Bài viết đã giúp bạn hiểu rõ Applicant Tracking System là gì và cách thức hoạt động. Đối với nhà tuyển dụng, đây sẽ là trợ thủ đắc lực trong việc tìm kiếm các ứng viên phù hợp. Hy vọng các doanh nghiệp sẽ áp dụng phần mềm giúp quản lý công việc tuyển dụng hiệu quả hơn.

Chuyên mục
Lưu trữ

Bệnh nghề nghiệp là gì? Các loại bệnh nghề nghiệp thường gặp

Bệnh nghề nghiệp là thuật ngữ có thể bạn đã nghe đến nhưng chưa thật sự hiểu về nó. Nếu muốn tìm hiểu kỹ hơn về cụm từ này, hãy cùng khám phá bệnh nghề nghiệp là gì, một số loại bệnh nghề nghiệp thường gặp và những ai được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp ở bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu bệnh nghề nghiệp là gì?

Bệnh nghề nghiệp được hiểu là bệnh do môi trường làm việc có thể gây hại cho người lao động. Ngoài ra, bệnh nghề nghiệp còn được coi là bệnh đặc thù của công việc hoặc có liên quan đến công việc. Bệnh nghề nghiệp có thể là do tác hại lâu dài của điều kiện làm việc tồi tệ hay các tác hại của nghề nghiệp đang làm tác động đến sức khoẻ.

Như vậy có thể nói, bệnh nghề nghiệp là một loại bệnh lý rất đặc thù của nghề nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe của người lao động và chúng được phát sinh trong quá trình làm việc trong một môi trường, điều kiện lao động có hại.

Một số bệnh nghề nghiệp thường gặp

Hiện nay, bệnh nghề nghiệp được chia thành 5 nhóm với 34 bệnh nghề nghiệp được cơ quan Bảo hiểm xã hội hỗ trợ chế độ. Cụ thể như sau:

Nhóm 1: Các bệnh phế quản và bụi phổi gồm 7 bệnh nghề nghiệp

  • Bụi phổi silic
  • Bụi phổi bông
  • Bụi phổi amiăng
  • Bệnh bụi phổi talc
  • Viêm phế quản mãn tính
  • Bụi phổi than
  • Bệnh hen

Nhóm 2: Các bệnh do sự nhiễm độc

  • Nhiễm độc chì
  • Nhiễm độc thủy ngân
  • Nhiễm độc benzen và đồng đẳng
  • Nhiễm độc mangan
  • Nhiễm độc asen
  • Nhiễm độc trinitrotoluen
  • Nhiễm độc hóa chất thực vật
  • Nhiễm độc cacbon monoxit
  • Nhiễm độc nicotin
  • Nhiễm độc cadimi

Nhóm 3: Các bệnh do các tác động vật lý

  • Bệnh điếc do tiếng ồn.
  • Bệnh rung toàn thân.
  • Bệnh giảm áp
  • Bệnh do rung cục bộ.
  • Bệnh đục thể thủy tinh
  • Bệnh phóng xạ

Nhóm 4: Các bệnh nghề nghiệp về da

  • Bệnh nốt dầu
  • Bệnh viêm da do crôm.
  • Bệnh sạm da
  • Bệnh da do tiếp xúc với hoá chất
  • Bệnh da do môi trường lạnh, ẩm ướt

Nhóm 5: Các bệnh nghề nghiệp do nhiễm khuẩn

  • Bệnh viêm gan B
  • Bệnh Leptospira
  • Bệnh lao
  • Bệnh viêm gan C
  • Nhiễm HIV
  • Bệnh ung thư

Những điều kiện cần và đủ để người lao động hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp

Theo quy định của Luật An toàn vệ sinh lao động, điều 43 thì người lao động được hưởng chế độ phải đáp ứng được các điều kiện sau đây:

  • Trước tiên họ phải là người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật.
  • Là người lao động thuộc đối tượng được quy định tại các khoản điểm a, b, c, d, đ, e và người sử dụng lao động được chỉ định trong Điều 2, Khoản 3 của Bộ Luật Bảo hiểm xã hội.
  • Cơ sở vật chất bao gồm: Người lao động có ký hợp đồng lao động có xác thực thời gian hoặc không xác định thời gian, là cán bộ, viên chức, công chức khu vực công, công an nhân dân, người làm công việc khác trong tổ chức mật mã, lực lượng vũ trang nhân dân, sĩ quan, cán bộ bộ đội, chiến sĩ công an,

Để phát hiện sớm các trường hợp bệnh nghề nghiệp, các công ty sẽ hỗ trợ khám bệnh hàng kỳ để đảm bảo sức khỏe của người làm việc. Cụ thể là:

– Khám bệnh ít nhất 6 tháng/lần: Là người làm công việc nặng nhọc, người lao động làm nghề, làm các công việc độc hại, nguy hiểm, người khuyết tật, người lao động chưa đủ tuổi thành niên, người cao tuổi.

– Khám bệnh nghề nghiệp ít nhất 1 lần/năm: Là những đối tượng người lao động khác.

– Khám bệnh theo yêu cầu: Là trường hợp mắc bệnh cấp tính hoặc là yêu cầu của người sử dụng lao động.

Những thông tin trên đây là những chia sẻ về bệnh nghề nghiệp là gì và các loại bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó các bạn đã hiểu thêm về điều kiện để được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp. Hy vọng bài viết đã cho bạn những thông tin bổ ích và thiết thực.

Chuyên mục
Lưu trữ

Phụ cấp xăng xe là gì? Và những quy định về phụ cấp xăng xe

Ngoài mức lương chính thức, người lao động còn có thể được trả thêm các khoản phụ cấp khác tuỳ vào đãi ngộ về tính chất công việc của từng công ty. Và phụ cấp xăng xe chính là một trong những khoản thu như vậy. Vậy phụ cấp xăng xe là gì? Mức phụ cấp xăng xe là bao nhiêu, có đóng bảo hiểm xã hội và đóng thuế thu nhập cá nhân? Cùng tìm hiểu các thông tin về phụ cấp xăng xe dưới đây nhé!

Phụ cấp xăng xe là gì?

Phụ cấp xăng xe được hiểu là một khoản tiền mà nhân viên được trợ cấp khi đang làm việc tại các doanh nghiệp. Đặc biệt là ở những công ty đòi hỏi người lao động phải có phương tiện di chuyển để phục vụ cho công việc thì thường sẽ có khoản phụ cấp xăng xe này.

Tương tự như các khoản phụ cấp khác như điện thoại, phụ cấp chuyên cần, nhà ở hay phụ cấp ăn trưa… người lao động sẽ có thể có hoặc không nhận thêm khoản phụ cấp xăng xe tuỳ vào chế độ công ty và đặc thù công việc đang làm.

Những người được nhận trợ cấp xăng xe thường là nhân viên vận tải, shipper giao hàng, nhân viên đi thị trường…

Phụ cấp xăng xe có phải đóng bảo hiểm xã hội không?

Nhiều bạn muốn biết phụ cấp xăng xe có phải đóng bảo hiểm xã hội. Theo đó, khi tham gia lao động, bạn cần hiểu vấn đề này cụ thể như sau:

Tiền lương của người lao động hàng tháng đóng bảo hiểm xã hội không bắt buộc sẽ không bao gồm các phúc lợi và chế độ như: Các khoản tiền thưởng theo quy định, các khoản tiền thưởng sáng kiến, các khoản tiền phụ cấp ăn trưa, ăn tối hoặc ăn đêm. Các khoản trợ cấp điện thoại, trợ cấp xăng xe, trợ cấp tiền nuôi con, tiền giữ trẻ, tiền nhà ở. Các khoản hỗ trợ khi người lao động có người thân kết hôn, chết, sinh nhật, người có hoàn cảnh khó khăn, người mắc bệnh nghề nghiệp…

Như vậy, tiền phụ cấp xăng xe nằm trong các danh mục là các khoản phúc lợi không cần đóng bảo hiểm xã hội. Nó chỉ là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động nhằm cho nhân viên có động lực để hoàn thành hoặc tiếp tục công việc.

Phụ cấp xăng xe có bị tính thuế thu nhập cá nhân không?

Theo quy định, thì phụ cấp xăng xe cũng là một loại thu nhập được tính là thu nhập chịu thuế. Do đó, vẫn sẽ được tính đóng thuế thu nhập cá nhân nếu đủ điều kiện. Bởi theo luật thì các khoản lợi ích nhận được bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài lương, tiền công do người sử dụng lao động trả và dưới mọi hình thức người lao động phải chịu loại thuế này.

Mặc khác, nếu khoản phụ cấp xăng xe trong quá trình công tác thì được coi là phí công tác, lúc này người lao động sẽ không phải đóng thuế thu nhập cá nhân, thay vào đó doanh nghiệp sẽ phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

Phụ cấp xăng xe bao nhiêu là phù hợp?

Hiện luật không có điều khoản quy định hay bắt buộc doanh nghiệp phải trả khoản phụ cấp xăng xe cho phía người lao động và cũng không đề xuất mức phụ cấp cụ thể bao nhiêu. Thay vào đó, doanh nghiệp sẽ tự đưa ra con số cụ thể, không hoặc có sự thỏa thuận với người lao động, phụ thuộc vào tính chất công việc, các loại hình kinh doanh và công việc mà người lao động đang đảm đương.

Theo thống kê thì mức hỗ trợ phụ cấp xăng xe hiện nay dao động từ khoảng 300.000 đồng/tháng – 500.000 đồng/tháng, cũng có nơi cao hơn hoặc thấp hơn khoảng này. Vẫn có những công ty không có hỗ trợ phụ cấp xăng xe mà chỉ có hỗ trợ phí đi lại cho các chuyến công tác phục vụ cho công việc.

Còn về con số cụ thể, nếu bạn muốn biết chính xác tiền hỗ trợ xăng xe là bao nhiêu hãy hỏi phía quản lý nhân sự của công ty. Đây cũng được xem là một chế độ phúc lợi đáng được cân nhắc khi bạn lựa chọn làm việc tại công ty nào đó.

Như vậy, những thông tin nêu trên đã cho bạn biết phụ cấp xăng xe là gì và những vấn đề liên quan như bảo hiểm xã hội, thuế thu nhập cá nhân, mức phụ cấp bao nhiêu là hợp lý. Hy vọng với những kiến thức đã chia sẻ đã có thể giúp bạn bảo vệ được quyền lợi của mình khi tham gia làm việc tại các doanh nghiệp.

Chuyên mục
Lưu trữ

Lạm phát là gì? Những tác động của lạm phát với nền kinh tế

Lạm phát luôn là vấn đề được quan tâm, bởi có ảnh hưởng trực diện đến nền kinh tế của mỗi đất nước. Tuy nhiên, lạm phát cũng sẽ có những tác động tích cực nếu biết kiểm soát chúng ở một mức độ hợp lý. Vậy cụ thể lạm phát là gì? Tác động ra sao đến kinh tế? Bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về khái niệm này ngay sau đây!

Lạm phát là gì?

Lạm phát có tên tiếng Anh là Inflation được hiểu là sự gia tăng của giá trị hàng hóa hoặc dịch vụ một cách liên tục làm mất giá trị của đồng tiền. Điều này còn được hiểu là sự tụt giảm của sức mua theo thời gian, sức mua giảm tốc độ được phản ánh trong mức tăng giá của một đơn vị dịch vụ và hàng hoá được chọn trong khoảng thời gian nhất định.

Lạm phát có thể gây ra những ảnh hưởng rất lớn cho nền kinh tế và người dân như giảm giá trị tiền tiết kiệm, suy giảm sức mua, ảnh hưởng đến nền kinh tế không bình đẳng. Để kiểm soát lạm phát, chính phủ và các tổ chức tài chính thường thông qua chính sách tiền tệ, quản lý tín dụng và chính sách tài khoá.

Những ảnh hưởng của lạm phát đến nền kinh tế chung

Bạn đã biết được lạm phát là gì, vậy lạm phát có ảnh hưởng đến nền kinh tế ra sao?

Ảnh hưởng tích cực:

  • Với những tổ chức, những người có tài sản như bất động sản hoặc các tài sản khác thì lạm phát sẽ làm tăng giá trị tài sản của họ hơn.
  • Lạm phát vừa phải có thể khuyến khích chi tiêu ở một mức độ nhất định. Nếu giảm dần sức mua của đồng tiền theo thời gian thì việc chi tiêu sẽ có động cơ lớn hơn thay vì tiết kiệm rồi chi tiêu trong tương lai.
  • Việc tăng chi tiêu thì sẽ thúc đẩy tăng trưởng cho các hoạt động kinh tế khác, các hoạt động vay nợ cũng sẽ tăng trưởng hơn, các doanh nghiệp phát triển sẽ cho người lao động có công việc ổn định, tình trạng thất nghiệp giảm xuống.
  • Nhà nước và Chính phủ sẽ có thêm cơ hội để lựa chọn các công cụ thúc đẩy đầu tư ở những mảng kém ưu tiên bằng cách phân phối lại thu nhập, mở rộng tín dụng và các nguồn lực theo các định hướng đã đặt ra và trong một khoảng thời gian xác định.

Ảnh hưởng tiêu cực:

  • Ảnh hưởng đến lãi suất

Lãi suất là tác động đầu tiên của lạm phát. Khi lạm phát tăng thì lãi suất sẽ tăng theo lạm phát, do lãi suất thực bằng lãi suất danh nghĩa trừ đi tỷ lệ lạm phát. Việc này có thể làm gia tăng tình trạng thất nghiệp và suy thoái nền kinh tế.

  • Thu nhập thực tế sẽ bị ảnh hưởng lớn

Nhà nước áp dụng chính sách thuế dựa trên thu nhập danh nghĩa, khi lạm phát tăng nhưng thu nhập danh nghĩa không thay đổi. Điều này cho thấy thu nhập thực tế của người lao động sẽ giảm xuống do các khoản lợi nhuận, lãi suất giảm.

  • Sự phân phối thu nhập

Trong bối cảnh lạm phát, những người giàu có thường lợi dụng thời cơ này để đầu cơ tích trữ tài sản và hàng hoá dẫn đến mất cân đối cung – cầu trên thị trường. Giá cả hàng hoá cũng tăng cao khiến cho những người nghèo càng thêm khốn khó.

Làm phát sẽ dẫn đến việc người giàu thì càng giàu hơn, còn người nghèo thì càng nghèo hơn. Tình trạng này càng kéo dài càng gây ra những bất ổn lớn trong xã hội, căng thẳng giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản, giữa người giàu và người nghèo ngày càng leo thang.

  • Nợ quốc gia là điều đáng ngại

Như đã nêu trên, lạm phát khiến cho đồng tiền nội tệ mất giá trị nhanh chóng, khi đó tỷ giá hối đoái giữa hai đồng tiền chênh lệch. Đây chính là nguyên nhân khiến cho tình hình nợ nước ngoài ngày càng trở nên to lớn tạo nên bài toán khó cho Chính phủ.

Qua phần trình bày chắc hẳn bạn đã hiểu rõ lạm phát là gì. Nhìn chung, lạm phát tăng cao có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng làm suy thoái nền kinh tế, người dân dễ rơi vào cảnh đói khổ. Hy vọng các nhà lãnh đạo sẽ có cách kiểm soát được lạm phát để giúp nền kinh tế phát triển hơn trong tương lai.