Ngoài mức lương chính thức, người lao động còn có thể được trả thêm các khoản phụ cấp khác tuỳ vào đãi ngộ về tính chất công việc của từng công ty. Và phụ cấp xăng xe chính là một trong những khoản thu như vậy. Vậy phụ cấp xăng xe là gì? Mức phụ cấp xăng xe là bao nhiêu, có đóng bảo hiểm xã hội và đóng thuế thu nhập cá nhân? Cùng tìm hiểu các thông tin về phụ cấp xăng xe dưới đây nhé!
Phụ cấp xăng xe là gì?
Phụ cấp xăng xe được hiểu là một khoản tiền mà nhân viên được trợ cấp khi đang làm việc tại các doanh nghiệp. Đặc biệt là ở những công ty đòi hỏi người lao động phải có phương tiện di chuyển để phục vụ cho công việc thì thường sẽ có khoản phụ cấp xăng xe này.
Tương tự như các khoản phụ cấp khác như điện thoại, phụ cấp chuyên cần, nhà ở hay phụ cấp ăn trưa… người lao động sẽ có thể có hoặc không nhận thêm khoản phụ cấp xăng xe tuỳ vào chế độ công ty và đặc thù công việc đang làm.
Những người được nhận trợ cấp xăng xe thường là nhân viên vận tải, shipper giao hàng, nhân viên đi thị trường…
Phụ cấp xăng xe có phải đóng bảo hiểm xã hội không?
Nhiều bạn muốn biết phụ cấp xăng xe có phải đóng bảo hiểm xã hội. Theo đó, khi tham gia lao động, bạn cần hiểu vấn đề này cụ thể như sau:
Tiền lương của người lao động hàng tháng đóng bảo hiểm xã hội không bắt buộc sẽ không bao gồm các phúc lợi và chế độ như: Các khoản tiền thưởng theo quy định, các khoản tiền thưởng sáng kiến, các khoản tiền phụ cấp ăn trưa, ăn tối hoặc ăn đêm. Các khoản trợ cấp điện thoại, trợ cấp xăng xe, trợ cấp tiền nuôi con, tiền giữ trẻ, tiền nhà ở. Các khoản hỗ trợ khi người lao động có người thân kết hôn, chết, sinh nhật, người có hoàn cảnh khó khăn, người mắc bệnh nghề nghiệp…
Như vậy, tiền phụ cấp xăng xe nằm trong các danh mục là các khoản phúc lợi không cần đóng bảo hiểm xã hội. Nó chỉ là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động nhằm cho nhân viên có động lực để hoàn thành hoặc tiếp tục công việc.
Phụ cấp xăng xe có bị tính thuế thu nhập cá nhân không?
Theo quy định, thì phụ cấp xăng xe cũng là một loại thu nhập được tính là thu nhập chịu thuế. Do đó, vẫn sẽ được tính đóng thuế thu nhập cá nhân nếu đủ điều kiện. Bởi theo luật thì các khoản lợi ích nhận được bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài lương, tiền công do người sử dụng lao động trả và dưới mọi hình thức người lao động phải chịu loại thuế này.
Mặc khác, nếu khoản phụ cấp xăng xe trong quá trình công tác thì được coi là phí công tác, lúc này người lao động sẽ không phải đóng thuế thu nhập cá nhân, thay vào đó doanh nghiệp sẽ phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
Phụ cấp xăng xe bao nhiêu là phù hợp?
Hiện luật không có điều khoản quy định hay bắt buộc doanh nghiệp phải trả khoản phụ cấp xăng xe cho phía người lao động và cũng không đề xuất mức phụ cấp cụ thể bao nhiêu. Thay vào đó, doanh nghiệp sẽ tự đưa ra con số cụ thể, không hoặc có sự thỏa thuận với người lao động, phụ thuộc vào tính chất công việc, các loại hình kinh doanh và công việc mà người lao động đang đảm đương.
Theo thống kê thì mức hỗ trợ phụ cấp xăng xe hiện nay dao động từ khoảng 300.000 đồng/tháng – 500.000 đồng/tháng, cũng có nơi cao hơn hoặc thấp hơn khoảng này. Vẫn có những công ty không có hỗ trợ phụ cấp xăng xe mà chỉ có hỗ trợ phí đi lại cho các chuyến công tác phục vụ cho công việc.
Còn về con số cụ thể, nếu bạn muốn biết chính xác tiền hỗ trợ xăng xe là bao nhiêu hãy hỏi phía quản lý nhân sự của công ty. Đây cũng được xem là một chế độ phúc lợi đáng được cân nhắc khi bạn lựa chọn làm việc tại công ty nào đó.
Như vậy, những thông tin nêu trên đã cho bạn biết phụ cấp xăng xe là gì và những vấn đề liên quan như bảo hiểm xã hội, thuế thu nhập cá nhân, mức phụ cấp bao nhiêu là hợp lý. Hy vọng với những kiến thức đã chia sẻ đã có thể giúp bạn bảo vệ được quyền lợi của mình khi tham gia làm việc tại các doanh nghiệp.