Chuyên mục
Lưu trữ

Lạm phát là gì? Những tác động của lạm phát với nền kinh tế

Lạm phát luôn là vấn đề được quan tâm, bởi có ảnh hưởng trực diện đến nền kinh tế của mỗi đất nước. Tuy nhiên, lạm phát cũng sẽ có những tác động tích cực nếu biết kiểm soát chúng ở một mức độ hợp lý. Vậy cụ thể lạm phát là gì? Tác động ra sao đến kinh tế? Bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về khái niệm này ngay sau đây!

Lạm phát là gì?

Lạm phát có tên tiếng Anh là Inflation được hiểu là sự gia tăng của giá trị hàng hóa hoặc dịch vụ một cách liên tục làm mất giá trị của đồng tiền. Điều này còn được hiểu là sự tụt giảm của sức mua theo thời gian, sức mua giảm tốc độ được phản ánh trong mức tăng giá của một đơn vị dịch vụ và hàng hoá được chọn trong khoảng thời gian nhất định.

Lạm phát có thể gây ra những ảnh hưởng rất lớn cho nền kinh tế và người dân như giảm giá trị tiền tiết kiệm, suy giảm sức mua, ảnh hưởng đến nền kinh tế không bình đẳng. Để kiểm soát lạm phát, chính phủ và các tổ chức tài chính thường thông qua chính sách tiền tệ, quản lý tín dụng và chính sách tài khoá.

Những ảnh hưởng của lạm phát đến nền kinh tế chung

Bạn đã biết được lạm phát là gì, vậy lạm phát có ảnh hưởng đến nền kinh tế ra sao?

Ảnh hưởng tích cực:

  • Với những tổ chức, những người có tài sản như bất động sản hoặc các tài sản khác thì lạm phát sẽ làm tăng giá trị tài sản của họ hơn.
  • Lạm phát vừa phải có thể khuyến khích chi tiêu ở một mức độ nhất định. Nếu giảm dần sức mua của đồng tiền theo thời gian thì việc chi tiêu sẽ có động cơ lớn hơn thay vì tiết kiệm rồi chi tiêu trong tương lai.
  • Việc tăng chi tiêu thì sẽ thúc đẩy tăng trưởng cho các hoạt động kinh tế khác, các hoạt động vay nợ cũng sẽ tăng trưởng hơn, các doanh nghiệp phát triển sẽ cho người lao động có công việc ổn định, tình trạng thất nghiệp giảm xuống.
  • Nhà nước và Chính phủ sẽ có thêm cơ hội để lựa chọn các công cụ thúc đẩy đầu tư ở những mảng kém ưu tiên bằng cách phân phối lại thu nhập, mở rộng tín dụng và các nguồn lực theo các định hướng đã đặt ra và trong một khoảng thời gian xác định.

Ảnh hưởng tiêu cực:

  • Ảnh hưởng đến lãi suất

Lãi suất là tác động đầu tiên của lạm phát. Khi lạm phát tăng thì lãi suất sẽ tăng theo lạm phát, do lãi suất thực bằng lãi suất danh nghĩa trừ đi tỷ lệ lạm phát. Việc này có thể làm gia tăng tình trạng thất nghiệp và suy thoái nền kinh tế.

  • Thu nhập thực tế sẽ bị ảnh hưởng lớn

Nhà nước áp dụng chính sách thuế dựa trên thu nhập danh nghĩa, khi lạm phát tăng nhưng thu nhập danh nghĩa không thay đổi. Điều này cho thấy thu nhập thực tế của người lao động sẽ giảm xuống do các khoản lợi nhuận, lãi suất giảm.

  • Sự phân phối thu nhập

Trong bối cảnh lạm phát, những người giàu có thường lợi dụng thời cơ này để đầu cơ tích trữ tài sản và hàng hoá dẫn đến mất cân đối cung – cầu trên thị trường. Giá cả hàng hoá cũng tăng cao khiến cho những người nghèo càng thêm khốn khó.

Làm phát sẽ dẫn đến việc người giàu thì càng giàu hơn, còn người nghèo thì càng nghèo hơn. Tình trạng này càng kéo dài càng gây ra những bất ổn lớn trong xã hội, căng thẳng giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản, giữa người giàu và người nghèo ngày càng leo thang.

  • Nợ quốc gia là điều đáng ngại

Như đã nêu trên, lạm phát khiến cho đồng tiền nội tệ mất giá trị nhanh chóng, khi đó tỷ giá hối đoái giữa hai đồng tiền chênh lệch. Đây chính là nguyên nhân khiến cho tình hình nợ nước ngoài ngày càng trở nên to lớn tạo nên bài toán khó cho Chính phủ.

Qua phần trình bày chắc hẳn bạn đã hiểu rõ lạm phát là gì. Nhìn chung, lạm phát tăng cao có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng làm suy thoái nền kinh tế, người dân dễ rơi vào cảnh đói khổ. Hy vọng các nhà lãnh đạo sẽ có cách kiểm soát được lạm phát để giúp nền kinh tế phát triển hơn trong tương lai.