Ngành kỹ thuật tàu thuỷ là một trong những lựa chọn tiềm năng cho các bạn trẻ. Bởi Việt Nam là đất nước biển đảo, đây chính là lợi thế lớn giúp xây dựng hệ thống cảng để phục vụ cho nền kinh tế xuất nhập khẩu. Vậy ngành kỹ thuật tàu thuỷ là gì và có cơ hội ra sao trong tương lai? Để hiểu chi tiết về ngành này, hãy theo dõi phần thông tin bên dưới nhé!
Ngành kỹ thuật tàu thủy là gì?
Như chúng ta đã biết, tàu thuỷ là một phương tiện di chuyển cực kỳ phổ biến trong cuộc sống và cực quen thuộc với người dân vùng biển. Đây được xem là một công trình kỹ thuật nổi, có thể hoạt động trên mặt nước để phục vụ cho việc chở người hoặc hàng hóa.
Kỹ thuật tàu thuỷ là ngành kết hợp giữa kỹ thuật và khoa học, thiết kế và xây dựng, là một bộ phận của khoa học hàng hải góp phần vào mục tiêu phát triển kinh tế biển. Cùng với kỹ thuật tàu thuỷ thì công nghệ đóng tàu cũng có vai trò quan trọng trong việc giao thương hàng hoá trong khu vực và trở thành ngành học được đào tạo tại nhiều trường đại học kỹ thuật.
Không dừng lại những kiến thức về kỹ thuật, động lực cơ khí, sản xuất tàu thuỷ mà đây còn là cơ hội cho những ai đam mê việc thiết kế tàu và trở thành thuyền trưởng để phát huy năng lực. Đây được đánh giá là ngành học chủ lực, có tiềm năng phát triển cho những chính sách kinh tế của nhà nước.
Những kiến thức có được khi học ngành kỹ thuật tàu thuỷ
Sau khi đã biết được ngành kỹ thuật tàu thuỷ là gì? Những đặc điểm cơ bản của ngành học này. Chắc hẳn điều bạn quan tâm là khi theo học ngành này sẽ được học những kiến thức gì đúng không? Cùng tìm hiểu nhé!
Theo đuổi ngành kỹ thuật tàu thuỷ bạn sẽ được trang bị những kiến thức về vật lý, hoá học, toán học, các nội dung về kỹ thuật chuyên ngành như cơ khí động lực học, thiết kế tàu thuỷ, máy tàu thuỷ. Ngoài ra còn một số kiến thức về những công trình nổi như ụ nổi, giàn khoan… đến phân tích và đánh giá kỹ thuật.
Một số môn học không thể thiếu khác là thiết kế tàu thuỷ, vật liệu mới – kỹ thuật chế tạo tàu thuỷ, kỹ thuật hàn tàu thuỷ. Ngoài ra sẽ được học kèm các chương trình học về quản lý chuyên môn như: Tổ chức quản lý công nghệ đóng tàu và năng lượng mới, kỹ thuật xây dựng công trình ngoài khơi, kỹ thuật tàu cao tốc.
Công việc sau khi học ngành kỹ thuật tàu thuỷ
Trong làn sóng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, các ngành về kỹ thuật vẫn luôn được chú trọng và chưa bao giờ ngừng được quan tâm. Và ngành kỹ thuật tàu thuỷ cũng thế, đây là lý do tại sao nhiều bạn trẻ đang không ngừng lựa chọn ngành học này.
Sau khi ra trường với tấm bằng tốt nghiệp kỹ thuật tàu thuỷ, bạn sẽ có nhiều cơ hội về nghề nghiệp. Cụ thể bạn sẽ là những chuyên gia tàu thuỷ ở các cơ sở xí nghiệp đóng tàu thuỷ, các cơ quan tư vấn, chuyển giao công nghệ tàu thuỷ hoặc các vị trí giám sát, quản lý trong những nhà máy, xí nghiệp sản xuất, thiết kế công trình kỹ thuật nổi.
- Là kỹ sư thiết kế: Người lên ý tưởng cho quy trình đóng mới và sửa chữa tàu, các bộ phận của tàu thuỷ cũng như các công trình giao thông, các ụ nổi trên mặt biển.
- Tư vấn về kỹ thuật cho các thiết kế và chịu trách nhiệm thẩm định cho các dự án và các công trình xây dựng, sửa chữa tàu thuỷ.
- Nếu có ít nhất 2 năm kinh nghiệm trong ngành kỹ thuật tàu thuỷ, bạn sẽ có thể đảm nhiệm các khâu về quản lý kỹ thuật như: Quản lý hệ thống năng lượng tàu thuỷ, quản lý sản xuất, quản lý các xí nghiệp sản xuất trong các ngành công nghiệp cơ khí.
Hy vọng với những thông tin trình này đã giúp bạn biết được ngành kỹ thuật tàu thủy là gì. Ngoài ra, bài viết còn chia sẻ một số đặc điểm về ngành học cũng như cơ hội việc làm sau này. Biết được những điều này chắc hẳn sẽ có ích cho sự định hướng nghề nghiệp trong tương lai của bạn. Từ đó có thể giúp bạn lựa chọn được một công việc thật sự phù hợp với đam mê và sở thích của mình.