Chuyên mục
Nhà quản lý

Làm thế nào để trở thành nhà lãnh đạo quyết đoán?

Để một tổ chức phát triển phụ thuộc vào khả năng quyết đoán của bạn trong các kế hoạch và phân chia công việc cụ thể.

Người giám sát và nhà quản lý được tôn trọng từ sự quản lý nhân viên quyết đoán và thấu hiểu chứ không phải từ sự độc tài. 

Tuy nhiên, kỹ năng lãnh đạo của bạn có thể không đủ. Bạn nên tích lũy thêm kinh nghiệm chuyên môn, kinh nghiệm quản lý dự án, khả năng giao tiếp. 

Bạn có thể họp với các quản lý nhóm, đưa ra các báo cáo để đưa ra quyết định vì lợi ích tốt nhất của nhân viên cũng như của bộ phận và tổ chức tổng thể.

  1. Xác định vai trò của bạn như một nhà lãnh đạo có thẩm quyền, đáng tin cậy và được tín nhiệm

Bạn hoàn toàn có thể trang bị cho mình khả năng lãnh đạo. Đó là những gì mà nhân viên tìm kiếm đối với một người giám sát hoặc người quản lý.

Bạn hãy chứng minh kiến ​​thức chuyên môn cũng như tác phong của bạn đối với nhân viên. Nếu họ thiếu tôn trọng bạn có thể phản ánh trực tiếp lên các vị có chức vụ cao hơn. 

Thiết lập năng lực của bạn có nghĩa là bạn chứng minh được các chức năng cần thiết để chỉ đạo các hoạt động, nhiệm vụ của phòng ban.

  1. Đánh giá công bằng

Các kỹ năng ra quyết định tốt dựa trên cả kỹ năng lãnh đạo và khả năng của bạn để thực hiện việc đánh giá đúng đắn trong việc thực hiện các nhiệm vụ công việc của bạn.

Việc đánh giá nhân viên đòi hỏi phải có những dẫn chứng cụ thể để đối chiếu. Bạn nên tránh không đưa ra những nhận xét quá nhanh chóng, vội vàng mà không có thông tin vững chắc.

Sự thành công trong vai trò quản lý là do bạn tiến hành nghiên cứu hiệu quả của dự án thay vì dựa vào các báo cáo của người khác để giải quyết các vấn đề về nơi làm việc.

  1. Phân công nhiệm vụ và trách nhiệm cho nhân viên dựa trên kiến ​​thức về trình độ, chuyên môn và sở thích của họ.

Bạn bàn giao công việc cụ thể cho các nhân viên dựa theo chuyên môn của họ.

Nhân viên thường lo lắng về việc bạn không hoàn toàn chắc chắn về các kỹ năng của họ hoặc bạn không tin tưởng họ thực hiện công việc theo tiêu chuẩn được giao.

  1. Lựa chọn dựa trên mức độ thẩm quyền, kinh nghiệm và kiến ​​thức về chức năng của bạn

Cho thấy sự tôn trọng đối với tất cả các nhân viên dù thâm niên lâu năm hay nhân viên mới. Bạn sẽ bị xem là quá mềm dẻo và dễ bị ảnh hưởng nếu bạn không khẳng định vị trí và vai trò của bạn như là một vị Sếp thực sư. 

  1. Thừa nhận những thiếu sót của bạn và sẵn sàng học hỏi từ nhân viên của bạn

Các nhà lãnh đạo, giám sát hay quản lý không ai là hoàn hảo cả; tuy nhiên, nếu bạn thành thật với nhân viên về những thiếu sót của mình, họ sẽ thông cảm, thậm chí là hổ trợ bạn vượt qua những khó khăn trong công việc. 

Tuy nhiên, hãy cố gắng cân bằng các thiếu sót của bạn với sự tự tin – liên tục thừa nhận rằng bạn không hoàn hảo cũng không mang lại sự đánh gia cao về phẩm chất của bạn trong mắt người khác. Lãnh đạo đặc biệt là người biết rút kinh nghiệm và phấn đấu để phát triển. 

Chuyên mục
Nhà quản lý

Các nhà quản lý phát triển kỹ năng lãnh đạo thế nào?

Các nhà quản lý giàu kinh nghiệm là những người có khả năng phát triển kỹ năng cho những nhân viên có năng lực cũng như tự học để năng cấp khả năng và kinh nghiệm làm việc.

Không phải ai cũng may mắn có được những tố chất và kỹ năng bẩm sinh của một nhà lãnh đạo tài giỏi, nhưng đa phần những nhà quản lý đều mong muốn sử dụng các cơ hội nghề nghiệp để trau dồi kỹ năng này. Trong tương lai, những kỹ năng cần thiết sẽ giúp bạn trở nên nổi bật hơn khi ứng tuyển vào các vị trí lãnh đạo có tiềm năng.

Văn hoá lãnh đạo

Nếu bạn là người quản lý hãy xây dựng một môi trường làm việc năng động; khuyến khích nhân viên đề xuất các ý tưởng trong công việc, yêu cầu các nhiệm vụ đòi hỏi cao, yêu cầu đào tạo và làm việc với một người cố vấn ít nhất một giờ một tuần.

Tự đánh giá năng lực của mình

Nhân viên giỏi là người nghiêm túc tự đánh giá năng lực của mình. Đó là một người có trí tuệ và khiêm nhường.

Khi bạn đảm nhiệm vai trò lãnh đạo, đặc biêt là quản trị nhóm đòi hỏi phải giao việc và đưa ra deadline cụ thể. Trong quá trình thực hiện dự án, lãnh đạo nhóm lập kế hoạch, đo lường hiệu quả và sai sót. Sau khi dự án hoàn thành. Chủ doanh nghiệp khuyến khích các nhà lãnh đạo nhóm suy nghĩ về những gì nên và không nên làm cho dự án tiếp theo.

Mô hình lãnh đạo tham gia

Các nhà lãnh đạo nên học thêm về cách quản trị nhân viên cấp dưới.

Các nhà quản lý phải theo sát những việc làm chi tiết của các thành viên trong đôi nhóm.

Sự tham gia có nghĩa là người quản lý chia sẻ nhiệm vụ với nhân viên và hỗ trợ khi thích hợp.

Sự thay đổi này đòi hỏi sự tin tưởng vào nhân viên và khả năng đánh giá sự sẵn sàng của nhân viên đối với các nhiệm vụ.

Người quản lý cũng có thể chỉ định một nhân viên làm người kết nối các mối quan hệ giữa các thành viên trong nhóm để mọi người hỗ trợ lẫn nhau, đưa ra lời khuyên và hỗ trợ khi cần thiết.

Những thách thức gia tăng

Sếp để đưa ra những mong muốn và yêu cầu để bạn thực hiện. Nếu không có kinh nghiệm và plan cụ thể bạn có thể đối mặt với trạng thái stress với công việc.

Tốt nhất hãy cố gắng học hỏi và đưa ra những kế hoạch từng bước một cụ thể nhất. Nếu được bạn có thể tham gia thêm những khóa học hoặc tìm những người hổ trợ đắc lực giúp bạn hoàn thành dự án khó.